Thứ Ba, 29 tháng 7, 2008

NGÀNH THƯ TƯ, ĐỜI THỨ CHÍN TẠI BẮC GIANG


GHI VỀ NGÀNH THƯ TƯ, ĐỜI THỨ CHÍN
TẠI THÀNH PHỐ BẮC GIANG, TỈNH BẮC GIANG
Con trai cụ Phạm Văn Tề và cụ Nguyễn Thị Đôi


1- Cụ Phạm Đức Tế:

Cụ Phạm Đức Tế sinh ngày 19 tháng 7 năm Kỷ Mùi ( tức ngày 14 tháng 8 năm 1919) tại thôn Nhạc Lộc, xã Trưng Trắc, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên. Sinh ra trong một gia đình Nho giáo, Cụ thân sinh ra cụ là một nhà Nho, được Triều đình phong kiến đương thời sắc phong chức Bá hộ nên cụ được gia đình cho ăn học tử tế. Tuy nhiên, do tình hình xã hội lúc bấy giờ nên cụ chỉ có điều kiện học hết Trung học (tương đương lớp 12 ngày nay). Sau khi học xong, cụ được bổ làm Hương sư (giáo viên) tại trường của xã. Năm 1935, cụ kết hôn với cụ Nguyễn Thị Độ và sinh được 07 người con, bốn trai và ba gái trong khoảng thời gian từ năm 1936 đến 1957. Ba trong số 7 người con của hai cụ đã mất từ lúc trẻ nên hai cụ chỉ còn 3 con trai và 1 con gái trưởng thành.
Năm 1947, cụ tham gia kháng chiến chống thực dân Pháp và làm đến chức Chánh Văn phòng Uỷ ban kháng chiến tỉnh Hưng Yên (1949-1950).
Cuối năm 1950, do tình hình của cuộc kháng chiến, cụ và gia đình tản cư lên An toàn khu (ở Trại Cờ, xã Ngọc Sơn, huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang) và tham gia công tác tại Ty Công an Bắc Giang cho đến khi về nghỉ hưu (1979).
Năm 1954, sau khi hoà bình lập lại, cụ cùng vợ con chuyển về sinh sống tại thị xã Bắc Giang, số nhà 86A phố Hoàng Hoa Thám, nay là số nhà 128 phố Quang Trung , Thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang.
Do những đóng góp trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, cụ được Nhà nước tặng thưởng nhiều Huân chương, Huy chương cao quý.
Trong suốt cuộc đời, cụ là một người chồng, người cha gương mẫu, nghiêm khắc song cũng rất thương vợ, thương con.
Cụ tạ thế lúc 9 giờ 50 phút ngày 29 tháng 9 năm Quý Mùi (tức ngày 24 tháng 10 năm 2003) - hưởng thọ 85 tuổi - ngay tại ngôi nhà cụ đã sinh sống cùng vợ và các con suốt gần nửa thế kỷ. Tang lễ của cụ đã được cử hành trọng thể trong sự tiếc thương vô hạn của các con, cháu, chắt; của thân tộc và bạn hữu gần xa...
Phần mộ của Cụ hiện táng tại Nghĩa trang Tân An, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang.

2. Cụ Nguyễn Thị Độ:
Cụ Nguyễn Thị Độ sinh ngày 23 tháng 8 năm Đinh Tỵ (tức ngày 08 tháng 10 năm 1917) tại thôn Xuân Cầu, xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Cụ cũng sinh ra trong một gia đình Nho giáo, là con gái thứ hai trong sáu chị em gái. Do hoàn cảnh xã hội lúc đó nên cụ không có điều kiện học hành nhiều. Sau khi lập gia đình riêng, một tay cụ đã tần tảo buôn bán để nuôi dạy các con cho chồng tham gia kháng chiến.
Năm 1935, cụ xây dựng gia đình với cụ Phạm Đức Tế. Cụ đã từng buôn bán, sinh sống ở Hải Phòng và cùng gia đình chuyển lên sinh sống ở Bắc Giang từ năm 1950 và sống tại số nhà 86A phố Hoàng Hoa Thám, nay là số nhà 128 phố Quang Trung , Thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang cho đến cuối đời. Lúc sinh thời, Cụ là một phụ nữ khiêm tốn, vị tha và giàu lòng nhân ái nên luôn được họ hàng nội, ngoại, bà con hàng phố quý mến, kính trọng.
Cụ tạ thế lúc 13 giờ 05 phút ngày 24 tháng 10 năm Quý Dậu (tức ngày 07 tháng 12 năm 1993) - hưởng thọ 77 tuổi - ngay tại ngôi nhà cụ đã sinh sống cùng chồng và các con suốt gần nửa thế kỷ. Tang lễ của cụ đã được cử hành trọng thể trong sự tiếc thương vô hạn của chồng, của các con, cháu, chắt; của thân tộc và bạn hữu gần xa... Cuộc đời cụ đã để lại một tấm gương mẫu mực về sự tần tảo, đảm đang của một người Vợ, người Mẹ hết mực thương chồng, thương con.
Phần mộ của Cụ hiện táng tại Đồi Cát, phường Lê Lợi, Thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang.



Hai cụ sinh được 07 người con: 4 nam và 3 nữ:

1. Ông Phạm Văn Hiệp:
Sinh năm 1936 và mất khi chưa tròn 1 tuổi;

2. Ông Phạm Công Trứ:
Sinh năm Mậu Dần (1938) tại quê, thôn Nhạc Lộc, xã Trưng Trắc, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên; vợ là bà Tô Thị Vạn, sinh năm 1944, quê tại thôn Xuân Cầu, xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. (Bà Tô Thị Vạn mất ngày 04 tháng 8 năm 2008, tức 04 tháng 7 năm Mậu Tý, hưởng thọ 65 tuổi, hiện táng tại Nghĩa trang Tân An, Lạng Giang, Bắc Giang)
Ông Phạm Công Trứ được gia đình cho ăn học hết lớp 10/10, sau học Trung cấp Tài chính và công tác tại Ty Tài chính Bắc giang; tại Chi hàng kiến thiết tỉnh Hà Bắc (nay là Ngân hàng đầu tư và xây dựng Bắc Giang). Hiện nay, ông bà sống tại số nhà 171 Nguyễn Văn Mẫn, phường Trần Phú, thị xã Bắc Giang tỉnh Bắc Giang.
Hai ông bà sinh được 03 người con: 2 nam, 1 nữ:
1.1- Phạm Hùng: sinh năm 1966, làm nghề Lái xe (Công ty Sữa Việt Nam - VinaMilk); vợ là Nguyễn Thị Hiền, người thị xã Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh; hiện ở xã Quế Nham, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang; sinh được 02 con:
a) Phạm Thị Tú Anh (1995)
b) Phạm Đức Anh (2003)
1.2- Phạm Vân Anh: sinh năm 1969, giáo viên cấp 2, chồng là Phan Thanh Sơn, người xã Dĩnh Kế, thị xã Bắc Giang; hiện ở tại nhà chồng, xã Dĩnh Kế, thị xã Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang.
1.3- Phạm Anh Tuấn: sinh năm 1971, làm nghề thợ may, vợ là Nguyễn Thị Hoa, người cùng thị xã Bắc Giang, sinh được 02 con:
a) Phạm Bảo Hưng (1995);
b)Phạm Thùy Linh (2002)

3. Ông Phạm Hồng Thanh:
Sinh năm Canh Thìn (1940) tại quê, thôn Nhạc Lộc, xã Trưng Trắc, huyện Mỹ Văn, tỉnh Hưng Yên; vợ là bà Nguyễn Thị Bích, sinh năm 1948, quê tại thôn Dục Quang, xã Bích Động, huyện Việt Yên), tỉnh Bắc Giang.
Ông Phạm Hồng Thanh được ăn học hết lớp 10, sau học Trung cấp Sư phạm và công tác giảng dạy tại nhiều địa phương thuộc tỉnh Bắc giang; từng đảm nhiệm chức vụ Hiệu trưởng Trường phổ thông cơ sở. Hiện nay, ông bà sống tại xã Quế Nham, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang;
Hai ông bà sinh được 04 người con: 2 nam, 2 nữ:
2.1- Phạm Hồng Vân: sinh năm 1971, làm việc tại Nhà máy Sữa Từ Sơn (VinaMilk), chồng là Nguyễn Văn Giang, người huyện Tân Yên, hiện sống tại thị xã Bắc Giang;
2.3- Phạm Hồng Hải: sinh năm 1973, học Trung cấp xây dựng (1998), hiện làm việc tại thành phố Hồ Chí Minh; vợ là...................................., sinh được .... con:
a)
b)
2.3- Phạm Hồng Anh: sinh năm 1975, làm nghề dạy học, chồng là............................................,
2.4- Phạm Hồng Sơn: sinh năm 1977, làm nghề lái xe, hiện làm việc tại Công ty Sữa Việt Nam (VinaMilk); vợ là...................................., sinh được .... con:
a)
b)

4. Bà Phạm Thuý Vinh:
Sinh năm Nhâm Ngọ (1942) tại quê, thôn Nhạc Lộc, xã Trưng Trắc, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên; Dược sĩ; chồng là ông Hoàng Xuân Quang, người thôn Lại Xá, xã Thanh Thuỷ, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương; chưa có con; mất ngày 25 tháng 8 năm Kỷ Dậu (tức 6- 10- 1969) tại Bắc Giang, hưởng dương 27 tuổi. Mộ phần táng tại đồi Vườn Thà, xã Quế Nham, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang.

5. Bà Phạm Kim Dung:
Sinh năm Giáp Thân (1944) tại quê, thôn Nhạc Lộc, xã Trưng Trắc, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên; mất sớm, giỗ ngày 20 tháng 2 âm lịch, hưởng dương được 03 năm.

6. Bà Phạm Kim Chung:
Sinh năm Bính Tuất (1946) tại quê, thôn Nhạc Lộc, xã Trưng Trắc, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên; tốt nghiệp Đại học Y khoa Hà Nội năm 1969 và tham gia quân đội cho đến khi nghỉ hưu (1989) với cấp bậc Thiếu tá Bác sĩ quân y; chồng là ông Ngô Văn Tiệm, kỹ sư, người thôn Cổ Đà, xã Yên Phú, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình, hiện ở tại xóm 4 xã Định Công, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Sinh được 02 con trai:
a) Ngô Tiến Đạt (1980)- Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu;
b) Ngô Thái Dương (1981)- cán bộ Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

7. Ông Phạm Thanh Bình:

Sinh ngày 20/6 Đinh Dậu (tức 16 tháng 7 năm 1957) tại Thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang; đã tham gia quân đội (1975-1979), tốt nghiệp đại học Luật Hà Nội năm 1982 và về công tác tại Toà hình sự, Toà án nhân dân tối cao (1982-1997); đạt được học vị Thạc sĩ Luật học tháng 12-1996;
Tháng 9-1997, ông chuyển sang công tác tại Vụ Pháp chế, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ; tham gia Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội tháng 12- 1997;

Vợ là bà Nông Thị Hồng Hà, sinh quán tại Hà Nội, tốt nghiệp khoa Kinh tế Trường đại học Lâm nghiệp 1982, tốt nghiệp Đại học Luật Hà Nội năm 2000, tham gia Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội tháng 5-2000; hiện là Giám đốc Công ty Luật Hồng Hà, số 8 Đình Ngang, phường Cửa Nam, quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội. Ông bà hiện ở tại nhà riêng: 55 ngõ 105 Thuỵ Khuê, Tây Hồ, Hà Nội.
Ông bà sinh được 02 người con, 01 nam, 01 nữ:
a) Phạm Quốc Bảo (1984);
b) Phạm Bảo NGọc (1990);

Không có nhận xét nào: