Thứ Ba, 29 tháng 7, 2008

NGÀNH THƯ TƯ, ĐỜI THỨ CHÍN TẠI BẮC GIANG


GHI VỀ NGÀNH THƯ TƯ, ĐỜI THỨ CHÍN
TẠI THÀNH PHỐ BẮC GIANG, TỈNH BẮC GIANG
Con trai cụ Phạm Văn Tề và cụ Nguyễn Thị Đôi


1- Cụ Phạm Đức Tế:

Cụ Phạm Đức Tế sinh ngày 19 tháng 7 năm Kỷ Mùi ( tức ngày 14 tháng 8 năm 1919) tại thôn Nhạc Lộc, xã Trưng Trắc, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên. Sinh ra trong một gia đình Nho giáo, Cụ thân sinh ra cụ là một nhà Nho, được Triều đình phong kiến đương thời sắc phong chức Bá hộ nên cụ được gia đình cho ăn học tử tế. Tuy nhiên, do tình hình xã hội lúc bấy giờ nên cụ chỉ có điều kiện học hết Trung học (tương đương lớp 12 ngày nay). Sau khi học xong, cụ được bổ làm Hương sư (giáo viên) tại trường của xã. Năm 1935, cụ kết hôn với cụ Nguyễn Thị Độ và sinh được 07 người con, bốn trai và ba gái trong khoảng thời gian từ năm 1936 đến 1957. Ba trong số 7 người con của hai cụ đã mất từ lúc trẻ nên hai cụ chỉ còn 3 con trai và 1 con gái trưởng thành.
Năm 1947, cụ tham gia kháng chiến chống thực dân Pháp và làm đến chức Chánh Văn phòng Uỷ ban kháng chiến tỉnh Hưng Yên (1949-1950).
Cuối năm 1950, do tình hình của cuộc kháng chiến, cụ và gia đình tản cư lên An toàn khu (ở Trại Cờ, xã Ngọc Sơn, huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang) và tham gia công tác tại Ty Công an Bắc Giang cho đến khi về nghỉ hưu (1979).
Năm 1954, sau khi hoà bình lập lại, cụ cùng vợ con chuyển về sinh sống tại thị xã Bắc Giang, số nhà 86A phố Hoàng Hoa Thám, nay là số nhà 128 phố Quang Trung , Thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang.
Do những đóng góp trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, cụ được Nhà nước tặng thưởng nhiều Huân chương, Huy chương cao quý.
Trong suốt cuộc đời, cụ là một người chồng, người cha gương mẫu, nghiêm khắc song cũng rất thương vợ, thương con.
Cụ tạ thế lúc 9 giờ 50 phút ngày 29 tháng 9 năm Quý Mùi (tức ngày 24 tháng 10 năm 2003) - hưởng thọ 85 tuổi - ngay tại ngôi nhà cụ đã sinh sống cùng vợ và các con suốt gần nửa thế kỷ. Tang lễ của cụ đã được cử hành trọng thể trong sự tiếc thương vô hạn của các con, cháu, chắt; của thân tộc và bạn hữu gần xa...
Phần mộ của Cụ hiện táng tại Nghĩa trang Tân An, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang.

2. Cụ Nguyễn Thị Độ:
Cụ Nguyễn Thị Độ sinh ngày 23 tháng 8 năm Đinh Tỵ (tức ngày 08 tháng 10 năm 1917) tại thôn Xuân Cầu, xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Cụ cũng sinh ra trong một gia đình Nho giáo, là con gái thứ hai trong sáu chị em gái. Do hoàn cảnh xã hội lúc đó nên cụ không có điều kiện học hành nhiều. Sau khi lập gia đình riêng, một tay cụ đã tần tảo buôn bán để nuôi dạy các con cho chồng tham gia kháng chiến.
Năm 1935, cụ xây dựng gia đình với cụ Phạm Đức Tế. Cụ đã từng buôn bán, sinh sống ở Hải Phòng và cùng gia đình chuyển lên sinh sống ở Bắc Giang từ năm 1950 và sống tại số nhà 86A phố Hoàng Hoa Thám, nay là số nhà 128 phố Quang Trung , Thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang cho đến cuối đời. Lúc sinh thời, Cụ là một phụ nữ khiêm tốn, vị tha và giàu lòng nhân ái nên luôn được họ hàng nội, ngoại, bà con hàng phố quý mến, kính trọng.
Cụ tạ thế lúc 13 giờ 05 phút ngày 24 tháng 10 năm Quý Dậu (tức ngày 07 tháng 12 năm 1993) - hưởng thọ 77 tuổi - ngay tại ngôi nhà cụ đã sinh sống cùng chồng và các con suốt gần nửa thế kỷ. Tang lễ của cụ đã được cử hành trọng thể trong sự tiếc thương vô hạn của chồng, của các con, cháu, chắt; của thân tộc và bạn hữu gần xa... Cuộc đời cụ đã để lại một tấm gương mẫu mực về sự tần tảo, đảm đang của một người Vợ, người Mẹ hết mực thương chồng, thương con.
Phần mộ của Cụ hiện táng tại Đồi Cát, phường Lê Lợi, Thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang.



Hai cụ sinh được 07 người con: 4 nam và 3 nữ:

1. Ông Phạm Văn Hiệp:
Sinh năm 1936 và mất khi chưa tròn 1 tuổi;

2. Ông Phạm Công Trứ:
Sinh năm Mậu Dần (1938) tại quê, thôn Nhạc Lộc, xã Trưng Trắc, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên; vợ là bà Tô Thị Vạn, sinh năm 1944, quê tại thôn Xuân Cầu, xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. (Bà Tô Thị Vạn mất ngày 04 tháng 8 năm 2008, tức 04 tháng 7 năm Mậu Tý, hưởng thọ 65 tuổi, hiện táng tại Nghĩa trang Tân An, Lạng Giang, Bắc Giang)
Ông Phạm Công Trứ được gia đình cho ăn học hết lớp 10/10, sau học Trung cấp Tài chính và công tác tại Ty Tài chính Bắc giang; tại Chi hàng kiến thiết tỉnh Hà Bắc (nay là Ngân hàng đầu tư và xây dựng Bắc Giang). Hiện nay, ông bà sống tại số nhà 171 Nguyễn Văn Mẫn, phường Trần Phú, thị xã Bắc Giang tỉnh Bắc Giang.
Hai ông bà sinh được 03 người con: 2 nam, 1 nữ:
1.1- Phạm Hùng: sinh năm 1966, làm nghề Lái xe (Công ty Sữa Việt Nam - VinaMilk); vợ là Nguyễn Thị Hiền, người thị xã Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh; hiện ở xã Quế Nham, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang; sinh được 02 con:
a) Phạm Thị Tú Anh (1995)
b) Phạm Đức Anh (2003)
1.2- Phạm Vân Anh: sinh năm 1969, giáo viên cấp 2, chồng là Phan Thanh Sơn, người xã Dĩnh Kế, thị xã Bắc Giang; hiện ở tại nhà chồng, xã Dĩnh Kế, thị xã Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang.
1.3- Phạm Anh Tuấn: sinh năm 1971, làm nghề thợ may, vợ là Nguyễn Thị Hoa, người cùng thị xã Bắc Giang, sinh được 02 con:
a) Phạm Bảo Hưng (1995);
b)Phạm Thùy Linh (2002)

3. Ông Phạm Hồng Thanh:
Sinh năm Canh Thìn (1940) tại quê, thôn Nhạc Lộc, xã Trưng Trắc, huyện Mỹ Văn, tỉnh Hưng Yên; vợ là bà Nguyễn Thị Bích, sinh năm 1948, quê tại thôn Dục Quang, xã Bích Động, huyện Việt Yên), tỉnh Bắc Giang.
Ông Phạm Hồng Thanh được ăn học hết lớp 10, sau học Trung cấp Sư phạm và công tác giảng dạy tại nhiều địa phương thuộc tỉnh Bắc giang; từng đảm nhiệm chức vụ Hiệu trưởng Trường phổ thông cơ sở. Hiện nay, ông bà sống tại xã Quế Nham, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang;
Hai ông bà sinh được 04 người con: 2 nam, 2 nữ:
2.1- Phạm Hồng Vân: sinh năm 1971, làm việc tại Nhà máy Sữa Từ Sơn (VinaMilk), chồng là Nguyễn Văn Giang, người huyện Tân Yên, hiện sống tại thị xã Bắc Giang;
2.3- Phạm Hồng Hải: sinh năm 1973, học Trung cấp xây dựng (1998), hiện làm việc tại thành phố Hồ Chí Minh; vợ là...................................., sinh được .... con:
a)
b)
2.3- Phạm Hồng Anh: sinh năm 1975, làm nghề dạy học, chồng là............................................,
2.4- Phạm Hồng Sơn: sinh năm 1977, làm nghề lái xe, hiện làm việc tại Công ty Sữa Việt Nam (VinaMilk); vợ là...................................., sinh được .... con:
a)
b)

4. Bà Phạm Thuý Vinh:
Sinh năm Nhâm Ngọ (1942) tại quê, thôn Nhạc Lộc, xã Trưng Trắc, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên; Dược sĩ; chồng là ông Hoàng Xuân Quang, người thôn Lại Xá, xã Thanh Thuỷ, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương; chưa có con; mất ngày 25 tháng 8 năm Kỷ Dậu (tức 6- 10- 1969) tại Bắc Giang, hưởng dương 27 tuổi. Mộ phần táng tại đồi Vườn Thà, xã Quế Nham, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang.

5. Bà Phạm Kim Dung:
Sinh năm Giáp Thân (1944) tại quê, thôn Nhạc Lộc, xã Trưng Trắc, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên; mất sớm, giỗ ngày 20 tháng 2 âm lịch, hưởng dương được 03 năm.

6. Bà Phạm Kim Chung:
Sinh năm Bính Tuất (1946) tại quê, thôn Nhạc Lộc, xã Trưng Trắc, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên; tốt nghiệp Đại học Y khoa Hà Nội năm 1969 và tham gia quân đội cho đến khi nghỉ hưu (1989) với cấp bậc Thiếu tá Bác sĩ quân y; chồng là ông Ngô Văn Tiệm, kỹ sư, người thôn Cổ Đà, xã Yên Phú, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình, hiện ở tại xóm 4 xã Định Công, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Sinh được 02 con trai:
a) Ngô Tiến Đạt (1980)- Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu;
b) Ngô Thái Dương (1981)- cán bộ Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

7. Ông Phạm Thanh Bình:

Sinh ngày 20/6 Đinh Dậu (tức 16 tháng 7 năm 1957) tại Thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang; đã tham gia quân đội (1975-1979), tốt nghiệp đại học Luật Hà Nội năm 1982 và về công tác tại Toà hình sự, Toà án nhân dân tối cao (1982-1997); đạt được học vị Thạc sĩ Luật học tháng 12-1996;
Tháng 9-1997, ông chuyển sang công tác tại Vụ Pháp chế, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ; tham gia Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội tháng 12- 1997;

Vợ là bà Nông Thị Hồng Hà, sinh quán tại Hà Nội, tốt nghiệp khoa Kinh tế Trường đại học Lâm nghiệp 1982, tốt nghiệp Đại học Luật Hà Nội năm 2000, tham gia Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội tháng 5-2000; hiện là Giám đốc Công ty Luật Hồng Hà, số 8 Đình Ngang, phường Cửa Nam, quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội. Ông bà hiện ở tại nhà riêng: 55 ngõ 105 Thuỵ Khuê, Tây Hồ, Hà Nội.
Ông bà sinh được 02 người con, 01 nam, 01 nữ:
a) Phạm Quốc Bảo (1984);
b) Phạm Bảo NGọc (1990);

CHI THỨ TƯ: CHI ĐINH

ĐỜI THỨ HAI
Cao cao tổ Phạm Quý Công tự Đình Tuyển, giỗ ngày 17 tháng 4 âm lịch ; mộ táng tại xã Tứ Cầu; vợ là cụ Lê Thị... hiệu Từ Thuận, giỗ ngày 12 tháng 2 âm lịch, mộ phần táng tại xã Tứ Cầu, sinh được 01 con trai là Phạm Huy Đĩnh (đời thứ 3). Cụ Huy Đĩnh sinh được một con trai là Phạm Ngân Tốn (đời thứ 4), cụ Ngân Tốn sinh một con trai là Phạm Thế Nho (đời thứ 5), cụ Thế Nho sinh một con trai là Phạm Hữu Hạnh (đời thứ 6)

ĐỜI THỨ NĂM
Ông Phạm Quý Công huý Thế Nho, thọ 68 tuổi, giỗ ngày 23 tháng 12 âm lịch,có hai vợ là cụ Phạm Mẫn... (chính thất) không rõ ngày mất và cụ Nguyễn Thị Gạo (thứ thất) thọ 80 tuổi, giỗ ngày 01-07 âm lịch và sinh được 02 con, một trai và một gái;

ĐỜI THỨ SÁU:
Ông Phạm Quý Công tự Hữu Hạnh, hiệu Đắc Y, thọ 71 tuổi, giỗ ngày 20 tháng 09 âm lịch, vợ là cụ Nguyễn Thị Quy, thọ 65 tuổi, giỗ ngày 18-09 âm lịch. Cô tổ Phạm Thị Đen, giỗ ngày 06-01 âm lịch.
Từ đời thứ ba đến đời thứ sáu chỉ lưu giữ được một vài nét rất sơ lược như trên.
Theo các tư liệu do ông Phạm Văn Ban sưu tầm thì cụ Phạm Huy Đĩnh sinh được 03 người con trai là:
1. Phạm Văn Trác;
2. Phạm Ngân Tốn;
3. Phạm Văn Chước;
Vì không có tư liệu về các Nhánh của cụ Văn Trác, Văn Chước, chỉ chép lại sơ đồ những Nhánh này và nhánh của cụ Phạm Văn Hành (tức Hương Hành) sinh ra ông Quản Cốu (theo sơ đồ của ông Phạm Văn Ban).
Sau đây, xin ghi lại chi tiết từ cụ Phạm Hữu Hoà - đời thứ bảy của Chi Đinh (mà cụ Phạm Đức Tế gọi bằng ông nội)

ĐỜI THỨ BẢY:
CỤ PHẠM QUÝ CÔNG TỰ PHẠM HỮU HOÀ
Cụ Phạm Quý Công tự Phạm Hữu Hoà hưởng thọ 63 tuổi, giỗ ngày 21 tháng 03 âm lịch;
Chính thất: cụ Trịnh Thị Dự, mất sớm (hưởng dương 45 tuổi), giỗ ngày 06-07 âm lịch, không sinh được người con nào;
Thứ thất: cụ Trương Thị Nguyên (người làng Ghênh, xã Như Quỳnh cùng huyện Mỹ Văn ngày nay), thọ 94 tuổi, giỗ ngày 03-03 âm lịch;
Cụ Phạm Hữu Hoà và cụ Trương Thị Nguyên sinh được 07 người con: 05 nam và 02 nữ :
1. Phạm Hữu Lợi;
2. Phạm Văn Thuận;
3. Phạm Thị Dều;
4. Phạm Văn Tề;
5. Phạm Văn Thức;
6. Phạm Thị Lộc;
7. Phạm Văn Huy (tức Quản Be)
Các ông bà nói trên đều được học hành và làm nên, có chức có danh trong xã hội đương thời; tuổi thọ của các ông, bà khi quy tiên đều ở độ tuổi 60, 70. Như vậy, không kể nữ, các cụ đã sinh hạ được 05 ngành cho đời thứ 8.
Cô tổ: Phạm Thị Dự, giỗ ngày 12-12 âm lịch;

ĐỜI THỨ TÁM:
A. NGÀNH THỨ NHẤT:
PHẠM QUÝ CÔNG tự PHẠM HỮU LỢI:
Cụ Phạm Quý Công tự Phạm Hữu Lợi thọ 73 tuổi, giỗ ngày 15 tháng 03 âm lịch, vợ là cụ Phạm Thị Lường, người cùng làng; hai ông bà sinh được 07 người con, 06 nam và 01 nữ;
A1. Phạm Thị Nhớn;
A2. Phạm Văn Sơ;
A3. Phạm Văn Sào;
A4. Phạm Văn Đạo;
A5. Phạm Văn Tuệ;
A6. Phạm Văn Sắc;
A7. Phạm Văn Què;
ĐỜI THỨ CHÍN VÀ THỨ MƯỜI :
A1. Bà Phạm Thị Nhớn: chồng là Nguyễn Văn Trí, người thôn Ngọc Lịch, xã Tân Quang, huyện Mỹ Văn, tỉnh Hưng Yên, sinh được 03 người con, 01 nam, 02 nữ:
1.1- Nguyễn Thị Nhạc;
1.2- Nguyễn Thị Nhung;
1.3- Nguyễn Văn Sinh.
A2. Ông Phạm Văn Sơ: vợ cả là bà Nguyễn Thị Nịt, người thôn Trai Túc (cùng xã), sinh được 02 người con gái:
2.1- Phạm Thị Chắt lớn;
2.2- Phạm Thị Chắt con;
Vợ hai của ông Phạm Văn Sơ là bà Trần Thị Tỷ, người xã Tân Quang (cùng huyện), sinh được 01 người con gái:
2.3- Phạm Thị Dọ;
2.4- Phạm Văn Cứu (con nuôi);
A3. Ông Phạm Văn Sào: giỗ ngày 29-12 âm lịch; vợ là bà Phạm Thị Nhân, người ở Thủ Khối, Gia Lâm, Hà Nội, sinh được 03 người con: 02 nam, 01 nữ:
3.1- Phạm Văn Thụy (liệt sĩ chống Pháp);
3.2- Phạm Văn Bì; (giỗ ngày 10-3-1993)
3.3- Phạm Thị Nấu;
A4. Ông Phạm Văn Đạo: vợ là bà Chu Thị Hến người thôn Triều Đông, xã Vĩnh Khúc (cùng huyện); sinh được 01 người con trai:
4.1- Phạm Văn Trù;
A5. Ông Phạm Văn Tuệ: vợ là bà Cao Thị Nhỡ người thôn Thị Trung, xã Vạn Xuân (cùng huyện); sinh được 02 người con, 01 nam, 01 nữ:
5.1- Phạm Thị Hĩm;
5.2- Phạm Văn Khoa (tức Cò);
A6. Ông Phạm Văn Sắc: vợ là bà Quản Thị Chắt, người thôn Xuân Cầu, xã Nghĩa Trụ (cùng huyện); sinh được 02 người con, 01 nam, 01 nữ :
6.1- Phạm Thị Nhụt;
6.2- Phạm Văn Oanh;
A7. Ông Phạm Văn Duệ (tức Què): vợ là bà Nguyễn Thị Thoa người xã Cầu Nẩy, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên; sinh được 05 người con 03 nam, 02 nữ:
7.1- Phạm Văn Ích;
7.2- Phạm Văn Ịch;
7.3- Phạm văn Cường;
7.4- Phạm Thị Tre;
7.5- Phạm Thị Thìn.

ĐỜI THỨ 10 VÀ THỨ 11
3.2- Ông Phạm Văn Bì có vợ là bà Vương Thị Xuân, sinh được 06 người con, 04 nam, 02 nữ:
3.2a- Phạm Văn Thành 3.2d- Phạm Văn Tuấn.
3.2b- Phạm Tú Yên; 3.2e- Phạm Thị Thu;
3.2c- Phạm Đức Thắng; 3.2f- Phạm Thị Toàn.
4.1- Ông Phạm Văn Trù sinh được 03 người con trai:
4.1a- Phạm Văn Chì;
4.1b- Phạm Văn Chiến;
4.1c- Phạm Văn Hào;
5.2- Ông Phạm Văn Khoa (tức Cò) sinh được 01 người con trai là:
5.2a- Phạm Văn Mạnh;
6.2- Phạm Văn Oanh sinh được 02 người con trai là:
6.2a- Phạm Văn ...
6.2b- Phạm Văn ...
7.1- Ông Phạm Văn Ích sinh được 05 người con, 04 nam, 01 nữ:
7.1a- Phạm Văn Vinh; 7.1d- Phạm Văn Toản;
7.1b- Phạm Văn Dũng; 7.1e- Phạm Thị Bé.
7.1c- Phạm Văn Hùng;
7.2- Ông Phạm Văn Ịch sinh được 05 người con, 04 nữ và 01 nam:
7.2a- Phạm Thị Tuy; 7.2c- Phạm Thị Giang
7.2b- Phạm Thị Thanh; 7.2d- Phạm Thị Triều;
7.2e- Phạm Văn Trường;
7.3- Ông Phạm Văn Cường sinh được 02 người con gái (không rõ tên)


ĐỜI THỨ TÁM:
B. NGÀNH THỨ HAI:
PHẠM QUÝ CÔNG tự PHẠM VĂN THUẬN:
Cụ Phạm Quý Công tự Phạm Văn Thuận thọ 60 tuổi, giỗ ngày 25 tháng 09 âm lịch, vợ là cụ Đào Thị Đương, người thôn Trai Túc cùng xã; hai ông bà sinh được 05 người con, 02 nam và 03 nữ;
ĐỜI THỨ CHÍN VÀ THỨ MƯỜI :
B1. Phạm Thị Nhớn: chồng là Dương Văn Lĩnh, người xã Gia Thuỵ, huyện Gia Lâm, Hà Nội; không có con;
B2. Phạm Thị Tảo: chồng người Hà Nội (không rõ tên và quê quán cụ thể); không có con;
B3. Phạm Thị Ấm: chồng là Nguyễn Văn Khánh, người thôn Trai Túc cùng xã; hai ông bà sinh được 04 người con, 03 nam và 01 nữ;
B4. Phạm Văn Trực (Trưởng Trực): vợ là bà Nguyễn Thị The, người thị xã Hải Dương, hai ông bà sinh được 07 người con, 04 nam và 03 nữ;
4.1- Phạm Văn Liêm; 4.5- Phạm Thị Ẩn;
4.2- Phạm Văn Cường; 4.5- Phạm Thị Liệu;
4,3- Phạm Văn Lâm; 4.6- Phạm Thị Vân;
4.4- Phạm Văn Chiến;
B5. Phạm Văn Chinh: Vợ là bà Nguyễn Thị Hạc, người thôn Tam Dị cùng xã, hai ông bà sinh được 05 người con, 02 nam và 03 nữ;
5.1- Phạm Thị Chuyên;
5.2- Phạm văn Cẩm;
5.3- Phạm Văn Kiên;
5.4- Phạm Thị Chiên;
5.5- Phạm Thị Lương;


ĐỜI THỨ 10 VÀ THỨ 11
4.1- Ông Phạm Văn Liêm: sinh năm 1929; vợ cả là bà Hoàng Thị Phòng người thôn Xuân Cầu, xã Nghĩa Trụ (cùng huyện), sinh được 01 con trai:
4.1a- Phạm đức Tiến (1961);
Vợ hai là bà Hoàng Thị Nghĩa người thôn Ngọc Lịch, xã Trưng Trắc, sinh được 05 người con, 03 nam, 02 nữ:
4.1b- Phạm Thị Thanh (1959);
4.1c- Phạm Đức Long (1960);
4.1d- Phạm đức Hiển (1962);
4.1e- Phạm Thị Hằng (1964);
4.1f- Phạm Duy Đức (1971);
4.2- Ông Phạm Văn Cường: sinh năm 1932; vợ là bà Phạm Thị Đường người thôn Nhân Dục, xã Nhân Dục, thị xã Hưng Yên, sinh được 02 con trai:
4.2a- Phạm Đức Minh (1974);
4.2b- Phạm Đức Phương (1977)
4.3- Ông Phạm Văn Lâm: sinh năm 1941; vợ là bà Ngô Thị Thuận người xã Văn Phú, huyện Mỹ Hào, Hưng Yên, sinh được 03 con trai:
4.3a- Phạm Đức Bính (1978);
4.3b- Phạm Thành Nguyên (1982);
4.3c- Phạm Thanh Thao (1989);
4.4- Ông Phạm Văn Chiến: sinh năm 1951; vợ là bà Hoàng Thị Lan người xã Lạc Đạo, cùng huyện, sinh được 03 con, 02 nam, 01 nữ:
4.4a- Phạm Hoàng Hải Anh (1979);
4.4b- Phạm Hoàng Lan Anh(1980);
4.4c- Phạm Hoàng Anh (1982);
5.1- Ông Phạm văn Cẩm sinh năm 19 ....,vợ là bà ......................sinh được ... người con, ... nam, ... nữ:
5.1a-
5.1b-
5.1c-
5.2- Ông Phạm Văn Kiên sinh năm 19 ...., vợ là bà......................sinh được ... người con, ... nam, ... nữ:
5.2a-
5.2b-
5.2c-







ĐỜI THỨ TÁM:
C. NGÀNH THỨ BA:
PHẠM QUÝ CÔNG tự PHẠM VĂN TỀ:
Cụ Phạm Quý Công tự Phạm Văn Tề thọ 67 tuổi, giỗ ngày 15 tháng 07 âm lịch, mộ phần táng tại cánh đồng thôn Do Tràng, xã Vĩnh Khúc cùng huyện, cụ có 03 vợ:
a) Vợ cả là cụ Nguyễn Thị Đôi, người cùng làng; sinh được 05 người con, 01 nam và 04 nữ;
C1. Phạm Thị Nhạn; C4. Phạm Thị Nga;
C2. Phạm Thị Én C5. Phạm Đức Tế;
C3. Phạm Thị Oanh;

ĐỜI THỨ CHÍN VÀ THỨ MƯỜI :
(CON, CHÁU DO CỤ NGUYỄN THỊ ĐÔI SINH RA)
C1. Bà Phạm Thị Nhạn: chồng là Nguyễn Văn Chân, người cùng làng, sinh được 08 người con, 04 nam, 04 nữ:
1.1- Nguyễn Thị Bủng; 1.5- Nguyễn Văn Kham;
1.2- Nguyễn Văn Đen; 1.6- Nguyễn Thị Tính;
1.3- Nguyễn Văn Thậm; 1.7- Nguyễn Thị Hồng;
1.4- Nguyễn Văn Thị; 1.8- Nguyễn Thị Phượng.

C2. Bà Phạm Thị Én: chồng là ông Nguyễn Văn Quang, người cùng làng, sinh được 02 người con, 01 nữ, 01 nam:
2.1- Nguyễn Thị Yến;
2.2- Nguyễn Trọng Toan;
C3. Bà Phạm Thị Oanh: chồng là ông Nguyễn Văn Vĩnh, người tỉnh Vĩnh Phúc, sinh được 01 người con gái:
3.1- Nguyễn Thị Thọ;
C4. Bà Phạm Thị Nga: chồng là ông Đoàn Đình Mắm, người xã Nghĩa Chế, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên, sinh được 03 người con, 02 nam, 01 nữ:
4.1- Đoàn Đình Quý (1950);
4.2- Đoàn Đức Quỳnh (1954);
4.3- Đoàn Thị Hoà (1959);
4.4-
C5. Ông Phạm Đức Tế: vợ là bà Nguyễn Thị Độ, người thôn Xuân Cầu, xã Nghĩa Trụ cùng huyện, sinh được 07 người con, 04 nam, 03 nữ:
5.1- Phạm Văn Hiệp (1936-1937) 5.5- Phạm Thuý Vinh (1942-1969);
5.2- Phạm Công Trứ (1938); 5.6- Phạm Kim Dung (1944-1947);
5.3- Phạm Hồng Thanh (1940); 5.7- Phạm Kim Chung (1946);
5.4- Phạm Thanh Bình (1957);

b) Vợ thứ hai là cụ Nguyễn Thị Nhỡ, người thôn Do Tràng, xã Vĩnh Khúc (cùng huyện); sinh được 01 người con gái:
C6. Phạm Thị Hợi;

ĐỜI THỨ CHÍN VÀ THỨ MƯỜI :
(CON, CHÁU DO CỤ NGUYỄN THỊ NHỠ SINH RA)
C6. Bà Phạm Thị Hợi: chồng là ông Chu Văn Chiểu, người thôn Do tràng, xã Vĩnh Khúc, sinh được 06 người con: 03 nam, 03 nữ:
6.1- Chu Văn Triệu;
6.2- Chu văn Long;
6.3- Chu thị Biên;
6.4- Chu thị Miên;
6.5- Chu Thị Minh;
6.6- Chu Thị Ngát;


c) Vợ thứ ba là cụ Trần Thị Giắt, người thôn Tý, xã Tải Cầu (cùng huyện); sinh được 02 người con gái:
C7. Phạm Thị Hường;
C8- Phạm Thị Hồng;

ĐỜI THỨ CHÍN VÀ THỨ MƯỜI :
(CON, CHÁU DO CỤ TRẦN THỊ GIẮT SINH RA)
C7. Bà Phạm Thị Hường: chồng là ông Đoàn Văn Hoạt, người xã Giai Phạm (cùng huyện) sinh được 05 người con: 01 nam, 04 nữ:
6.1- Đoàn Thị Văn;
6.2- Đoàn Văn Chương;
6.3- Đoàn Thị Chữ;
6.4- Đoàn Thị Nghị;
6.5- Đoàn Thị Quyết;
C8. Bà Phạm Thị Hồng: chồng là ông Nguyễn Văn Ninh, người quận Đống Đa, Hà Nội, sinh được 03 người con: 02 nam, 01 nữ:
6.1- Nguyễn Văn Hưng;
6.2- Nguyễn Thị Hải;
6.3- Nguyễn Văn Hoàng (tức Tùng);
Như vậy cụ Phạm văn Tề đã sinh được 08 người con (01 nam và 07 nữ) cho đời sau. Những người con của Cụ đã sinh cho đời sau 35 người cháu (07 cháu nội và 28 cháu ngoại).

ĐỜI THỨ TÁM:
D. NGÀNH THỨ TƯ:
PHẠM QUÝ CÔNG tự PHẠM VĂN THỨC:
Cụ Phạm Quý Công tự Phạm Văn Thức (tức Phó Thức) thọ.... tuổi, giỗ ngày.....tháng ... âm lịch, vợ là cụ Cao Thị Gái, sinh được 05 người con, 02 nam và 03 nữ;
D1. Phạm Thị Nhân;
D2. Phạm Thị Sỹ;
D3. Phạm Như Chức;
D4. Phạm Văn Am
D5. Phạm Thị Xuân (tức Bé);
Những người con còn lại của cụ Phó Thức (trừ bà Phạm Thị Nhân) đều di cư vào Miền Nam sinh sống từ năm 1954 đến nay.

ĐỜI THỨ CHÍN VÀ THỨ MƯỜI :
D1. Bà Phạm Thị Nhân: chồng là ông Kiều Văn Bát, người Hà Nội, không sinh được người con nào, có nuôi một người con nuôi là Kiều Văn Sinh; giỗ ngày.........,
D2. Bà Phạm Thị Sỹ: chồng là ông Phạm Văn Y, người cùng làng, không sinh được người con nào, hiện ở tại 124 Tôn Đản, quận 4 thành phố Hồ Chí Minh; giỗ ngày.........,
D3. Ông Phạm Như Chức: giỗ ngày........., vợ là bà Nguyễn Thị Sương, người ở Chợ Hôm, Hà Nội, sinh được 04 người con trai:
3.1- Phạm Đức Hiền (chết trước 1975);
3.2- Phạm Quốc Tụ (hiện định cư ở California, Mỹ);
3.3- Phạm Văn Vũ (tức Tùng), hiện ở tại Quận 4,
3.4- Phạm Việt Hưng TP. Hồ Chí Minh;
D4. Ông Phạm Văn Am: giỗ ngày........., vợ là bà Nguyễn Thị Sân, ngườithôn Bình Lương, xã Tân Quang, huyện Mỹ Văn, sinh được 04 người con, 03 nam, 01 nữ :
4.1- Phạm Văn Hiển;
4.2- Phạm Văn Chí (chết năm 1989);
4.3- Phạm Thị Thảo; Hiện ở tại quận 4
4.4- Phạm Văn Dũng TP. Hồ Chí Minh
D5. Bà Phạm Thị Xuân: chồng là ông Cao Văn Bạt, người thôn Ôn Xá, xã Vạn Xuân cùng huyện, không sinh được người con nào, có nuôi một người con gái nuôi là Phạm Thị Chí, hiện ở cùng với bà Phạm Thị Sỹ tại 121 đường Tôn Đản, quận 4 thành phố Hồ Chí Minh, giỗ ngày..........;

ĐỜI THỨ TÁM:
E. NGÀNH THỨ NĂM:
PHẠM QUÝ CÔNG tự PHẠM VĂN HUY:
Cụ Phạm Quý Công tự Phạm Văn Huy (tức Quản Be) thọ..... tuổi, giỗ ngày ....tháng .... âm lịch, vợ là bà Nguyễn Thị Thép, hai ông bà sinh được 05 người con, 01 nam và 04 nữ;
E1. Phạm Thị Nuôi; E3. Phạm Thị Sân;
E2. Phạm Văn Diệu; E4. Phạm Thị Bồi;

ĐỜI THỨ CHÍN VÀ THỨ MƯỜI :
E1. Bà Phạm Thị Nuôi: chồng là ông Nguyễn Văn Phiên, người cùng làng, sinh được 04 người con, 01 nam và 03 nữ;
1.1- Nguyễn Văn Quân;
1.2- Nguyễn Thị Chính;
1.3- Nguyễn Thị Toản;
1.4- Nguyễn Thị Loan;
E2. Ông Phạm Văn Diệu (tức Sâu): vợ là bà Cao Thị Sử người cùng làng, sinh được 04 người con, 02 nam và 02 nữ;
2.1- Phạm Văn Tân;
2.2- Phạm Văn Phương;
2.3- Phạm Thị.....;
2.4- Phạm Thị.....;
E3.Bà Phạm Thị Chớ: chồng là ông Nguyễn Văn Trình, ngườixã Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội, không sinh được người con nào;
E4. Bà Phạm Thị Sân: chồng là ông............................., người thôn Đồng Tỉnh, xã Nghĩa Trụ (cùng huyện), sinh được .........người con;
E5. Bà Phạm Thị Bồi: không chồng và không con;


ĐỜI THỨ TÁM:
CỤ PHẠM THỊ DỀU
Cụ Phạm Thị Dều có chồng là cụ Chu Văn Khản người xóm Triều Đông, xã Vĩnh Khúc cùng huyện, sinh được 05 người con, 02 nam, 03 nữ:
1. Bà Chu Thị Nhớn: chồng là ông Nguyễn Văn Giữa, người cùng làng, sinh được ... người con, ... nam, ....nữ;
2. Bà Chu Thị Nhỡ: chồng là ông Nguyễn Văn Thanh, người làng Thị Trung, xã Vạn Xuân cùng huyện, sinh được ... người con, ... nam, ....nữ;
3. Bà Chu Thị Đen: chồng là ông .............., người xã Như Phương, huyện Châu Giang, Hưng Yên, sinh được ... người con, ... nam, ....nữ;
4. Ông Chu Văn Cường: vợ là bà Nguyễn Thị Hến, người thôn Thái Lạc, xã Lạc Hồng, cùng huyện chưa có con, liệt sĩ chống Pháp hy sinh năm 1949;
5. Ông Chu Văn Thể: vợ là bà Nguyễn Thị Sau, người cùng thôn Nhạc Lộc, sinh được 02 người con trai:
5.1- Chu Văn Quảng;
5.2- Chu Văn Tâm;









ĐỜI THỨ TÁM:
CỤ PHẠM THỊ LỘC
Cụ Phạm Thị Lộc có chồng là cụ Phạm Văn Bồ người cùng làng, sinh được 08 người con, 02 nam, 05 nữ:
1. Bà Phạm Thị Lan: chồng là ông...................quê tại Hà Nội, không sinh được người con nào;
2. Bà Phạm Thị Bề: chồng là ông Vũ Văn Phú (Hai Phú) quê ở Cổ Am, Hải Dương, sinh được 01 người con gái:
2.1- Vũ Thị Thế (hiện ở Nha Trang);
3. Bà Phạm Thị Bộn: chồng là ông Nguyễn Văn Khuê, người cùng làng, sinh được 05 người con, 02 nam, 03 nữ.....
4.Bà Phạm Thị Bực: chồng là ông Nguyễn Văn Mẫm, người cùng làng, sinh được 05 người con, 02 nam, 03 nữ.....
5. Bà Phạm Thị Bức: chồng là ông Đỗ Văn Xuân, quê Hà Nội, hiện ở tại 61 Đường Thành, Hà Nội, sinh được 05 người con, 02 nam, 03 nữ:
5.1- Đỗ Văn Phúc;
5.2- Đỗ Văn Thành;
5.3- Đỗ Thị Thuỷ
5.4- Đỗ Thị Minh;
5.5- Đỗ Thị Hoa
6. Bà Phạm Thị Hồi: chồng là ông Cao Văn Cận, quê thôn Ôn Xá, xã Vạn Xuân cùng huyện, sinh được ... người con, ... nam, ... nữ.....
7. Ông Phạm Văn Chi: vợ là bà .............. người thôn Nghĩa Trai, xã Tân Quang cùng huyện, hiện sinh sống tại.....................quận 10, thành phố Hồ Chí Minh, sinh được 04 người con, 03 nam, 01 nữ...
8. Ông Phạm Văn Đào: vợ là bà .............. người cùng làng, sinh được ... người con, ... nam, ... nữ.....;


Nhánh của ông Quản Cẩu, con cụ Hương Hành (gồm các ông Phạm Văn Soạn, Phạm Văn Kiểu, Phạm Văn Sơn và Phạm Văn Phụng hiện sinh sống ở Hà Nội):
* Ông Phạm Văn Soạn: ở 24 Nguyễn Quang Bích; Hoàn Kiếm;
* Ông Phạm Văn Sơn: ở 6 Giảng Võ, phường Cát Linh, Đống Đa;
* Ông Phạm Văn Kiểu (đã mất): con trai ở ...
* Ông Phạm Văn Phụng (đã mất): con trai ở ...

Chủ Nhật, 27 tháng 7, 2008

CHI THỨ HAI: CHI ẤT

ĐỜI THỨ HAI:
Cao cao tổ Phạm Quý Công tự Phúc Hiền, giỗ ngày 17 tháng 4 âm lịch ; mộ táng tại xã Tứ Cầu; vợ là cụ Lê Thị... hiệu Từ Thuận, giỗ ngày 12 tháng 2 âm lịch, mộ phần táng tại xã Tứ Cầu, sinh được ... con trai.
Các tư liệu về Đời thứ ba, Đời thứ tư, Đời thứ năm, Đời thứ sáu bị thất truyền, sẽ tiếp tục truy nguyên để bổ sung sau;
ĐỜI THỨ BẢY:
Ông Phạm Quý Công tự Phạm Văn ... không rõ ngày giỗ, nơi táng cũng như tên cụ bà; chỉ biết rằng cụ sinh được 03 con trai:
1. Phạm văn Cỏn (Tuần Cỏn)
2. Phạm văn... :
3. Phạm văn Thỉnh:
ĐỜI THỨ TÁM:
1. Ông Phạm văn Cỏn sinh được 02 người con trai là:
1.1- Phạm văn An ;
1. 2- Phạm Văn Đề (Tổng Đề);
2. Ông Phạm văn ... sinh được 01 con trai là:
2.1- Phạm Văn...
3. Ông Phạm văn Thỉnh sinh được 01 con trai là:
3.1- Phạm Văn Đối;
ĐỜI THỨ CHÍN:
1. Ông Phạm Văn An: Ông Phạm Văn An sinh được 01 con trai là :
1.1- Phạm Văn Hải;
2. Ông Phạm Văn Đề: Ông Phạm Văn Đề không sinh con trai nên nhánh này không có các đời sau.
3. Ông Phạm Văn ... (không rõ tên): Ông Phạm Văn ... sinh được 02 con trai là:
3. 1- Phạm Văn Chương (Lý Chương);
3. 2- Phạm Văn Lâm;
4- Ông Phạm Văn Đối: Ông Phạm Văn Đối sinh được 01 con trai là:
4.1- Phạm Văn Nhạc (Khoá Nhạc);
ĐỜI THỨ MƯỜI:
1. Ông Phạm Văn Hải: Ông Phạm văn Hải sinh được 02 con trai là:
1.1- Phạm Văn Hà;
1.2- Phạm Văn Bể;
2. Ông Phạm Văn Chương: Ông Phạm Văn Chương sinh được 01 con trai là:
2.1- Phạm Văn Lung;
3. Ông Phạm Văn Lâm: Ông Phạm Văn Lâm không sinh con trai nên nhánh này từ đây không có các đời sau.
4. Ông Phạm Văn Nhạc: Ông Phạm Văn Nhạc sinh được 01 con trai là:
4.1- Phạm Văn Du;
ĐỜI THỨ MƯỜI MỘT:
1. Ông Phạm Văn Hà: Ông Phạm Văn Hà sinh được 01 con trai là:
1.1- Phạm Văn Mùi;
2. Ông Phạm Văn Bể: Ông Phạm Văn Bể sinh được 01 con trai là:
2.1- Phạm Văn Sửu;
3.Ông Phạm Văn Lung: Ông Phạm Văn Lung sinh được 01 con trai là:
3.1- Phạm Văn Lay;
4. Ông Phạm Văn Du: Ông Phạm Văn Du sinh được 04 con trai là:
4.1- Phạm Văn Liên;
4.2- Phạm Văn Thắng;
4.3- Phạm Văn Thịnh;
4.4- Phạm Văn Phương.

CHI THỨ NHẤT: CHI GIÁP

ĐỜI THỨ HAI:

Cao cao tổ Phạm Quý Công tự Đạo Lâm, giỗ ngày 02 tháng 11 âm lịch (không rõ mộ táng ở đâu); vợ là cụ Phạm Trinh Thục, giỗ ngày 20 tháng 11 âm lịch, mộ phần táng tại xã Trai Túc, xứ Đái Bàn, sinh được 01 con trai.

Các tư liệu về Đời thứ ba, Đời thứ tư, Đời thứ năm, Đời thứ sáu bị thất truyền, sẽ tiếp tục truy nguyên để bổ sung sau;

ĐỜI THỨ BẢY:

Ông Phạm Quý Công tự Huy Lượng (còn gọi là cụ Cử Tốn), giỗ ngày 18 tháng 10 âm lịch, mộ táng tại bờ ruộng cây đa núi...; vợ là cụ Trịnh Thị Ngọ, hiệu Tú Trinh, giỗ ngày 17 tháng 5 âm lịch, mộ táng tại xã Đồng Thuế, sinh được 02 người con trai:

1/ Phạm Văn Phạt;

2/ Phạm Văn Trác (Khoá Trác);

ĐỜI THỨ TÁM:

1. Ông Phạm Văn Phạt sinh được 02 người con trai là:

1.1- Phạm Văn Cúc;

1.2- Phạm Văn Tỷ (Phó Tỷ)

Cả hai ông đều không sinh con trai nên Ngành này không có đời thứ chín;

2. Ông Phạm Văn Trác (Khoá Trác) sinh được 03 người con trai là:

2.1- Phạm Văn Ước;

2.2- Phạm Văn Trạc;

2.3- Phạm Văn Lạc;


ĐỜI THỨ CHÍN:

1. Ông Phạm Văn Ước sinh được 04 người con trai là:

1.1- Phạm Văn Sước;

1.2- Phạm Văn Kết;

1.3- Phạm Văn Cầu;

1.4- Phạm Văn Chuôm;

2. Ông Phạm Văn Trạc sinh được 01 người con trai là:

2.1- Phạm Văn Huề;

3. Ông Phạm Văn Lạc sinh được 01 người con trai là:

3.1- Phạm Văn Nhược;

ĐỜI THỨ 10

A- NHÁNH THỨ NHẤT: Con ông Phạm Văn Ước:

1. Ông Phạm Văn Sước: Ông Phạm Văn Sước sinh được 01 người con trai là:

1.1- Phạm Văn Ban: Ông Phạm Văn Ban nguyên là Đại tá An ninh, công tác tại Bộ Nội vụ, đã tu nghiệp tại Học viện An ninh thuộc Uỷ ban An ninh quốc gia Liên Xô (cũ); trong thời gian làm chuyên gia an ninh giúp Campuchia đã được Chính phủ Campuchia tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc;

Ông Phạm Văn Ban không sinh con trai nên nhánh này không có đời thứ 11;

2. Ông Phạm Văn Kết sinh được 02 người con trai là:

2.1- Phạm Văn Bạn: Ông Phạm Văn Bạn đã tốt nghiệp Học viện Quân y, nguyên là Trung tá Bác sĩ Quân y thuộc Bộ Quốc Phòng;

2.2- Phạm Hồng Vũ: Ông Phạm Hồng Vũ đã tốt nghiệp Đại học, nguyên là Thượng tá công tác tại Tổng cục Ký thuật, Bộ Quốc Phòng;

3. Ông Phạm Văn Cầu sinh được 01 người con trai là:

3.1- Phạm Hồng Kỳ: ông Phạm Hồng Kỳ đã tốt nghiệp Đại học, nguyên là Chuyên viên công tác tại Bộ Xây dựng;

4. Ông Phạm Văn Chuôm sinh được 01 người con trai là:

4.1- Phạm Văn Các: Ông Phạm Văn Các làm nông nghiệp tại quê (thôn Nhạc Lộc, xã Trưng Trắc, huyện Mỹ Văn, tỉnh Hưng Yên);

NHÁNH THỨ HAI: Con ông Phạm Văn Trạc:

Ông Phạm Văn Huề sinh được 03 người con trai là:

1. Phạm Văn Tăng;

2. Phạm Văn Tằng;

3. Phạm Văn Thắng;

NHÁNH THỨ BA: Con ông Phạm Văn Lạc:

Ông Phạm Văn Nhược: Ông Phạm Văn Nhược làm nông nghiệp tại quê (thôn Nhạc Lộc, xã Trưng Trắc, huyện Mỹ Văn, tỉnh Hưng Yên); ông Nhược không có con trai nên nhánh này không có đời thứ 11.

LỜI TỰA

Cuốn Gia phả này do cụ Phạm Đức Tế - cháu đời thứ 9 của Cụ Tổ - khởi soạn ngày 13 tháng Tư năm Giáp Tý (tức ngày 13 tháng 5 năm 1984) và hoàn thành ngày 13 tháng Tư năm Giáp Tuất (tức ngày 23 tháng 5 năm 1994) tại nhà riêng ở 128 phố Quang Trung , thị xã Bắc Giang , tỉnh Hà Bắc, nay là tỉnh Bắc Giang .

Thạc sĩ Phạm Thanh Bình - thứ nam của cụ Phạm Đức Tế, cháu đời thứ 10 của Cụ Tổ - đã hiệu đính theo bản chữ Hán , có tham khảo cuốn Gia phả họ Phạm do ông Phạm Văn Ban chép và tự chế bản trên máy vi tính từ ngày 23 tháng Chạp năm Đinh Sửu (tức ngày 21 tháng 1 năm 1998) và hoàn thành ngày 15 tháng Ba năm Mậu Dần (tức ngày 11 tháng 3 năm 1998) tại nhà riêng ở 47 ngõ 105 Thụy Khuê , quận Tây Hồ , Hà Nội.

Đây là cuốn Gia phả của Chi Đinh, một trong bốn Chi của họ Phạm, hiện sinh sống chính tại thôn Trưng Trắc, xã Nhạc Lộc, huyện Mỹ Văn, tỉnh Hưng Yên. Do các tư liệu còn lại từ trước không có bao nhiêu nên cuốn Gia phả này không thể ghi được đày đủ về tất cả các Chi trong họ, kể cả một vài nhánh trong Chi Đinh; mặt khác, cuốn Gia phả này được chép chủ yếu để lưu truyền lại cho con cháu trong Chi Đinh nên phần ghi chép về các chi khác, nếu có sơ sài, cũng mong được lượng thứ.

Cuốn Gia phả này được sao thành 05 bản, mỗi nhánh trong chi (tính từ đời thứ 8) giữ một bản và để tại Nhà Thờ Tổ (thôn Trưng Trắc, xã Nhạc Lộc, huyện Mỹ Văn, tỉnh Hưng Yên) một bản. Mong rằng các đời sau sẽ bổ sung, chép tiếp từ đời thứ 11 trở đi, dài xa mãi muôn đời, bất tận...

PHẠM ĐỨC TẾ